SD-WAN có thể được biết đến trong các khái niệm về công nghệ mạng, cơ sở hạ tầng mạng với WAN là viết tắt của cụm từ Wide Area Network. Vậy SD-WAN là gì? Khác gì với mạng WAN truyền thống? Có những tính năng và ứng dụng gì nổi bật trong thực tế? Cùng Ruckus Network tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết ngay sau đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
SD-WAN là gì?
Người ta thường biết đến 2 loại mạng chính là mạng LAN và mạng WAN. Mạng LAN có vai trò kết nối các thiết bị bên trong văn phòng của bạn với nhau trong khi mạng WAN sẽ kết nối văn phòng của bạn với những văn phòng khác trên thế giới.
SD-WAN là từ viết tắt của Software-defined Wide Area Network. SD-WAN ra đời và được coi là thế hệ tiếp theo của mạng WAN và đã trở thành một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của mạng. Mặc dù SD không còn là một khái niệm quá mới mẻ, nhưng SD lại có một tầm quan trọng nhất định và có sự liên quan mật thiết đến cơ sở hạ tầng mạng.
SD-WAN giúp nâng cao hiệu quả các dịch vụ mạng truyền dẫn như LTE và các dịch vụ mạng WAN, ngoài ra các kết nối từ người dùng đến ứng dụng cũng được đảm bảo bảo mật. SD thường được ứng dụng trong các phần mềm để làm việc thông minh, nhanh chóng và chi phí thấp hơn.
Bản chất, SD-WAN là một giải pháp để xây dựng và quản lý mạng lưới đường dài, điều khiển tập trung và phân phối hợp lý các lưu lượng mạng WAN, giúp đơn giản hóa công tác quản lý vận hành hệ thống mạng bằng cách tách biệt phần cứng ra khỏi cơ chế điều khiển cứng nhắc. Vậy SD hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu ở các phần tiếp theo nhé.
>>> Tìm hiểu thêm về bài viết: Máy chủ (Server) là gì? Tìm hiểu chi tiết các thông tin về máy chủ.
Nguyên lý hoạt động của SD-WAN
SD-WAN là giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nhiều dịch vụ lưu trữ trực tuyến như cloud.
Nếu như mạng WAN hoạt động dựa trên phần cứng và cần cấu hình từng thành phần cụ thể để xử lý các lưu lượng ứng dụng, thì SD-WAN lại hoạt động và được quản lý hoàn toàn trên phần mềm, có thể hoạt động trên nhiều loại mạng khác nhau để điều phối và phân chia các lưu lượng mạng trên WAN. SD-WAN sẽ dựa trên độ ưu tiên của lưu lượng, chất lượng dịch vụ QoS và các yêu cầu bảo mật phù hợp với các loại hình kinh doanh khác nhau để quản lý các lưu lượng.
Thông qua internet, các lưu lượng được SD-WAN gửi đến các dịch vụ cloud như IaaS và SaaS, nhưng không phải lúc nào các lưu lượng này cũng có chất lượng đồng đều với nhau, những người dùng truy cập cuối cùng sẽ nhận được chất lượng truy cập là tốt nhất. Các nhà cung cấp dịch vụ cloud và các ứng dụng cloud cũng ngày càng cải tiến và nâng cấp các bảo mật để tích hợp trong dịch vụ.
Bởi việc trực tiếp truy cập các ứng dụng qua Internet thì việc bảo mật là quan trọng để tránh các nguy cơ rò rỉ dữ liệu của doanh nghiệp. Việc nhận dạng tốt các ứng dụng giúp SD-WAN điều hướng và phân phối lưu lượng mạng thông qua ứng dụng thay vì chỉ phụ thuộc vào các địa chỉ giao thức TCP/IP.
Thông qua việc kết hợp các kết nối mạng băng thông rộng, mạng di động, vệ tinh giúp cho SD-WAN có khả năng cung cấp băng thông lớn, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao trên Cloud.
Cùng tìm hiểu chủ đề liên quan: Network là gì? Phân loại network phổ biến hiện nay
5 tính năng nổi bật của SD-WAN
SD-WAN mang đến nhiều tính năng hữu ích cho người dùng và là bước tiến mới so với mạng WAN truyền thống, giúp tăng cường sự linh hoạt và bảo mật trong hệ thống mạng, tối ưu hóa quản lý và vận hành. Dưới đây là 5 tính năng nổi bật nhất của SD-WAN:
Chất lượng dịch vụ (QoS)
SD-WAN sẽ ưu tiên xử lý và cung cấp băng thông cho các ứng dụng quan trọng. Đồng thời, nó có thể chọn các tuyến đường kết nối nhanh hơn hoặc phân chia ứng dụng để nâng cao hiệu suất.
Tính sẵn sàng (High availability)
SD-WAN giúp hạn chế tối đa thời gian gián đoạn mạng bằng cách tự động chuyển sang kết nối khác nếu có sự cố mất kết nối.
Quản trị và khắc phục sự cố
SD-WAN có giao diện đồ họa dễ quan sát, dễ sử dụng giúp người quản trị có thể điều chỉnh, cấu hình và quản lý từ xa cho các thiết bị mạng thông qua phần mềm.
Cân bằng tải (load balancing)
SD-WAN sử dụng kỹ thuật chia tải lưu lượng truy cập mạng linh hoạt, tự động chuyển hướng kết nối để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Bảo mật (Security)
SD-WAN sử dụng công nghệ bảo mật (IPSEC) để xác thực, giám sát và mã hóa kết nối, đảm bảo an toàn hơn so với MPLS.
SD-WAN có lợi ích gì?
SD-WAN tăng tốc độ kết nối và truy cập bằng cách đơn giản hóa cấu hình và các quản lý chính sách mạng. SD-WAN cung cấp hiệu suất cao hơn bằng cách tận dụng thông minh nhiều đường dẫn bao gồm cả kết nối băng thông rộng. Khi kết hợp cả 2 yếu tố kể trên, chi phí hoạt động sẽ giảm mạnh, việc thiết lập và quản lý mạng WAN sẽ cực kỳ dễ dàng.
SD-WAN cải thiện hiệu suất ứng dụng và chất lượng dịch vụ cho nhân viên làm việc từ xa và tại các chi nhánh. Giúp iảm chi phí và tăng dung lượng bằng cách sử dụng kết nối di động và đường truyền giá rẻ. Hơn nữa SD-WAN tăng tính linh hoạt bằng cách ưu tiên ứng dụng quan trọng hơn các dữ liệu khác.
SD-WAN đảm bảo tính liên tục để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, khắc phục sự cố do thiên tai và duy trì kết nối khi mạng gặp lỗi nhiều lần và tăng cường bảo mật cho kết nối trên mạng WAN khi chuyển sang đám mây. Ngoài ra, SD-WAN giảm độ phức tạp bằng cách hợp nhất dịch vụ vào một thiết bị và quản lý tập trung cùng các chính sách.
Tìm hiểu thêm chủ đề liên quan: DDNS là gì? Tầm quan trọng của DDNS trong thời đại công nghệ số
Ứng dụng của SD-WAN trong tối ưu hóa mạng WAN
Các tổ chức doanh nghiệp đều đang ứng dụng công nghệ mạnh mẽ và hiện đại hóa, chuyển dổi dần sang sử dụng các dịch vụ lưu trữ cloud. Vì vậy mà mạng WAN truyền thống đã dần dần không còn phù hợp và gây ra nhiều chậm trễ về hiệu suất.
SD-WAN giúp đơn giản hóa mạng WAN với chi phí thấp và mang đến kết nối băng thông ổn định mà vẫn đảm bảo bảo mật, cải thiện hiệu suất cho các ứng dụng và các ứng dụng quan trọng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của SD-WAN:
- An ninh quốc phòng: SD-WAN cung cấp kết nối bảo mật và liên tục giữa các cơ sở quân sự và đảm bảo truyền tải thông tin quan trọng một cách tin cậy.
- Siêu thị: SD-WAN giúp tối ưu hóa hệ thống mạng của các chuỗi siêu thị, kết nối các cửa hàng và trung tâm dữ liệu để quản lý hàng hóa, thanh toán và phục vụ khách hàng.
- Ngân hàng: SD-WAN cung cấp kết nối an toàn giữa các chi nhánh ngân hàng, đảm bảo việc truyền tải thông tin tài chính và giao dịch một cách nhanh chóng và bảo mật.
- Vận tải và tàu thuyền: SD-WAN tối ưu hóa mạng kết nối giữa các điểm vận tải và tàu thuyền, cung cấp đường truyền ổn định và an toàn để quản lý và giám sát hoạt động vận hành.
- Công trường ngoài biển và xây dựng: SD-WAN giúp duy trì kết nối liên tục giữa các công trường ngoài biển và trung tâm quản lý, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng và truyền tải dữ liệu xây dựng.
- Y tế: SD-WAN cung cấp kết nối mạng an toàn cho các cơ sở y tế, giúp quản lý dữ liệu bệnh nhân, hệ thống hồ sơ y tế và các thông tin y tế quan trọng.
- Giáo dục: SD-WAN cho phép truyền tải nhanh chóng thông tin giáo dục, tài liệu và tài nguyên học tập.
- Chuỗi cửa hàng bán lẻ: SD-WAN cho phép quản lý hàng hóa, thanh toán và truyền tải dữ liệu bán hàng hiệu quả.
- Doanh nghiệp nhiều chi nhánh: SD-WAN cung cấp kết nối an toàn, tin cậy và hiệu suất ứng dụng đồng nhất giữa các chi nhánh với nhau.
- M2M và IoT: SD-WAN hỗ trợ kết nối linh hoạt và quản lý dữ liệu trong các mạng M2M (Machine-to-Machine) và IoT (Internet of Things), cho phép truyền tải dữ liệu từ các thiết bị kết nối một cách hiệu quả.
SD-WAN có bảo mật dữ liệu không?
SD-WAN được tích hợp bảo mật đầy đủ để đảm bảo cho an toàn dữ liệu. Một giải pháp SD-WAN an toàn được thiết kế để hoạt động như một sản phẩm duy nhất, với mỗi thành phần được quản lý và kiểm soát thông qua một giao diện.
Điều này đảm bảo rằng tất cả các giao dịch đều được giám sát và kiểm tra, mọi mối đe dọa hoặc các hành vi đáng ngờ sẽ được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Các chức năng mạng và kết nối của SD-WAN được liên kết chặt chẽ với các giải pháp bảo mật để đảm bảo mức độ bảo mật dữ liệu là tốt nhất cho người dùng.
Top 5 thương hiệu firewall cung cấp giải pháp SD-WAN
Hiện nay có rất nhiều các thương hiệu uy tín chất lượng cung cấp giải pháp SD-WAN, được thiết kế riêng để đáp ứng các yêu cầu bảo mật và nâng cao hiệu suất mạng, dưới đây là top 5 thương hiệu firewall uy tín cung cấp giải pháp SD-WAN mà bạn có thể tham khảo:
Firewall Fortigate
Firewall Fortigate là một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp giải pháp SD-WAN và bảo mật mạng, được công nhận là một trong những firewall phần cứng hàng đầu trên thị trường.
Firewall Fortigate có những tính năng và công nghệ bảo mật mạnh mẽ, bao gồm chức năng Firewall để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài, chức năng VPN để tạo kết nối an toàn và riêng tư giữa các chi nhánh hoặc văn phòng, chức năng IPS để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng có hại, chức năng Antivirus để phát hiện và xóa sạch các phần mềm độc hại, và chức năng Web Filtering để kiểm soát lưu lượng truy cập mạng.
Ngoài ra, Fortigate còn sử dụng công nghệ FortiGuard để cung cấp các cập nhật về mối đe dọa mới nhất, từ đó tăng cường khả năng phòng thủ cho hệ thống mạng. Đặc biệt, Firewall Fortigate cũng tích hợp công nghệ SD-WAN (Software-Defined Wide Area Network) để tối ưu hóa lưu lượng mạng, đảm bảo hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí.
Firewall Netgate
Với sự phát triển và sản xuất của hãng Netgate, Firewall Netgate được biết đến với tính năng đặc biệt là mã nguồn mở (open-source) và hiệu suất cao, là một lựa chọn phổ biến cho các tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm giải pháp SD-WAN linh hoạt và đáng tin cậy.
Firewall Netgate cung cấp một loạt các tính năng bảo mật và quản lý mạng, bao gồm chức năng bảo vệ mạng để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài, chức năng quản lý mạng để kiểm soát các tập tin hệ thống và cập nhật phần mềm, chức năng giám sát mạng để theo dõi tình trạng mạng và sử dụng băng thông, và chức năng VPN để tạo kết nối an toàn giữa các chi nhánh hoặc người dùng từ xa.
Firewall SonicWall
Với sự kết hợp giữa tính năng SD-WAN và các công nghệ bảo mật mạnh mẽ, SonicWall đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa mạng WAN và bảo vệ hệ thống mạng khỏi các mối đe dọa. Thương hiệu này được đánh giá cao trong ngành và là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức đang tìm kiếm giải pháp SD-WAN an toàn và tin cậy.
SonicWall sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến như Deep Packet Inspection (DPI), Stateful Packet Inspection (SPI), Intrusion Prevention System (IPS) và Application Control để ngăn chặn các mối đe dọa mạng từ virus đến tấn công mạng. Ngoài ra, SonicWall còn cung cấp các dịch vụ bảo mật bổ sung như Capture Advanced Threat Protection (ATP) và Cloud App Security để ngăn chặn các mối đe dọa tiên tiến.
Với khả năng quản lý và giám sát từ xa thông qua giao diện web và ứng dụng di động, SonicWall giúp quản trị viên dễ dàng quản lý các thiết bị bảo mật và cấp quyền truy cập cho người dùng.
Firewall Sophos
Với sự kết hợp giữa tính năng mạnh mẽ, tính linh hoạt và khả năng tương thích với môi trường mạng phức tạp, Firewall Sophos là một lựa chọn đáng tin cậy cho việc bảo vệ mạng và triển khai giải pháp SD-WAN hiệu quả.
Firewall Sophos tích hợp các tính năng quan trọng như tường lửa, VPN, antivirus, antispam và web filtering. Nhờ vào việc sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến như Intrusion Prevention System (IPS), Deep Packet Inspection (DPI), và Application Control, Firewall Sophos có khả năng phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa mạng, từ virus và tấn công mạng cho đến spam và đánh cắp danh tính.
Firewall WatchGuard
Với tính linh hoạt, khả năng mở rộng và tương thích với các môi trường mạng phức tạp, Firewall WatchGuard là một giải pháp đáng tin cậy để bảo vệ mạng và triển khai giải pháp SD-WAN hiệu quả. Với sự cam kết đem đến bảo mật và hiệu suất cao nhất, WatchGuard là một đối tác đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng của bạn.
WatchGuard sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến như Intrusion Prevention System (IPS), Reputation Enabled Defense, Advanced Malware Protection (AMP) và Application Control để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa tiên tiến, từ vi-rút và tấn công mạng đến các cuộc tấn công tiên tiến.
Firewall WatchGuard cung cấp khả năng quản lý và giám sát từ xa thông qua giao diện web trực quan và ứng dụng di động, đảm bảo rằng quản trị viên có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát mạng bảo mật.
Tạm kết
SD-WAN là một giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa và quản lý mạng trong các tổ chức và doanh nghiệp cũng như các tiềm năng phát triển trong tương lai. Hy vọng các thông tin trong bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về các tính năng nổi bật, lợi ích cũng như các ứng dụng đa dạng của SD-WAN để có những quyết định chính xác trong quá trình vận hành hệ thống mạng.