Card đồ họa rời là gì? Vai trò của linh kiện phần cứng này là gì? Chắc hẳn nếu bạn đọc là một gamer chính hiệu hay một chuyên gia về thiết kế đồ họa sẽ không còn lạ gì với khái niệm card đồ họa rời. Thuộc dòng phần cứng dành cho máy tính, card đồ họa rời cung cấp khả năng xử lý đồ họa mạnh mẽ để hỗ trợ cho các tác vụ đồ họa của PC, laptop, máy trạm. Để hiểu rõ về dòng sản phẩm này, bạn đọc không thể bỏ lỡ bài viết ngay sau đây. Hãy cùng Ruckus Network tìm hiểu!
Nội Dung Bài Viết
Card đồ họa rời là gì?
Card đồ họa rời hay card màn hình rời ngoài là một thành phần quan trọng trong máy tính được sử dụng để xử lý các tác vụ đồ họa nặng như gaming thiết kế đồ họa. Đây là một loại linh kiện phần cứng mở rộng được gắn vào khe cắm PCIe (Peripheral Component Interconnect Express) trên bo mạch chủ của máy tính để cung cấp khả năng xử lý đồ họa mạnh mẽ.
Card đồ họa rời sở hữu bộ xử lý đồ họa riêng biệt, bộ nhớ đồ họa và các thành phần liên quan khác để xử lý, tính toán và hiển thị hình ảnh và video một cách mượt mà, sắc nét và nhanh chóng nhất. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khi chơi game, làm việc với các ứng dụng đồ họa phức tạp và xem phim độ phân giải cao.
>>> Tìm hiểu thêm bài viết: USB Wifi là gì? Các dòng USB Wifi thông dụng hiện nay.
Vai trò của card đồ họa rời là gì?
Vai trò của card đồ họa rời có thể kể đến như:
- Tăng cường hiệu suất đồ họa: Một trong những mục đích chính của việc sử dụng card đồ họa rời là để cải thiện hiệu suất xử lý đồ họa của máy tính. Hiệu suất của các dòng card đồ họa rời vượt trội hơn so với các dòng card tích hợp hay card đồ họa dòng M trên các dòng laptop. Việc nâng cấp card đồ họa rời giúp máy tính của bạn xử lý nhanh hơn và trơn tru hơn các tác vụ đồ họa như: thiết kế 2D/3D, chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, render video 3D và trải nghiệm các tựa game offline đồ họa khủng
- Hỗ trợ thiết kế chuyên nghiệp: Các chuyên gia đồ họa và nhà thiết kế đồ họa sẽ cần một chiếc card đồ họa rời tầm trung cho tới cao cấp để hỗ trợ cho các ứng dụng chuyên nghiệp như Adobe Photoshop, Illustrator, Premiere Pro, hay 3D Max. Ngoài ra các Studio sản xuất game cũng cần những chiếc card đồ họa rời mạnh mẽ để thiết kế, thử nghiệm các tựa game mới ra.
- Xử lý đa nhiệm và tác vụ nặng: Các dòng card đồ họa rời sẽ có bộ nhớ riêng, chip xử lý riêng (GPU) để phục vụ cho quá trình xử lý đồ họa, thay vì phải chia sẻ tài nguyên với CPU hay RAM giống các dòng card tích hợp. Vì vậy hiệu năng của card đồ họa rời sẽ hiệu quả hơn so với sử dụng card đồ họa tích hợp, giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng suất làm việc của cả hệ thống máy tính.
- Tối ưu hóa cho các tựa game đòi hỏi cấu hình cao: Hiện nay các tựa game online hay offline đã và đang sở hữu nền đồ họa tân tiến, sắc nét mang tới những trải nghiệm siêu thực cho các gamer. Không lạ gì khi cấu hình phần cứng cũng được yêu cầu cao hơn, đòi hỏi nhiều tài nguyên và khả năng xử lý đồ họa cao hơn. Việc sử dụng card đồ họa rời sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất của máy tính giúp chơi game mượt mà hơn, đem lại những giờ phút giải trí hoàn hảo.
- Đào tiền ảo: Card đồ họa rời trong những năm trước đã được sử dụng với mục đích đào tiền ảo. Đào coin sử dụng linh kiện chính trong card đồ họa rời là chip xử lý đồ họa (GPU – Graphics Processing Unit). GPU trên card đồ họa được thiết kế để thực hiện các phép tính song song nhanh chóng và hiệu quả, và chính nó được sử dụng trong quá trình đào coin.
Các dòng card đồ họa rời hiện nay
Hiện nay Card đồ họa rời có hai dòng chính:
Card đồ họa rời dành cho PC
Card đồ họa rời dành cho PC khá đa dạng về kích cỡ và thiết kế sản phẩm. Hiệu suất của card đồ họa rời dành cho PC luôn vượt trội hơn so với các sản phẩm Card dòng M trên laptop với những ưu điểm tiêu biểu như:
- Hiệu năng không bị bóp để tiết kiệm điện năng.
- Tản nhiệt hiệu quả.
- Tiêu thụ điện cao hơn, hiệu quả xử lý đồ họa mạnh hơn.
Hiện nay bạn có thể tìm thấy rất nhiều mẫu card đồ họa rời dành cho PC trên thị trường, nổi bật có hai thương hiệu Nvidia và AMD. Dưới đây là một số dòng card đồ họa rời phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thị trường:
- NVIDIA GeForce Series: Dòng card đồ họa rời GeForce của NVIDIA là một trong những dòng phổ biến nhất. Bao gồm các dòng sản phẩm như GeForce RTX (RTX 3090, RTX 3080, RTX 3070…), GeForce GTX (GTX 1060, GTX 1660 Ti, GTX 1650), và GeForce GT (GT 1030, GT 730).
- AMD Radeon Series: AMD cung cấp dòng card đồ họa rời Radeon của mình, bao gồm các dòng sản phẩm như Radeon RX (RX 6900 XT, RX 6800 XT, RX 6700 XT…) và Radeon Pro (Radeon Pro WX 7100, Radeon Pro WX 3200…).
- NVIDIA Quadro Series: Dòng card đồ họa rời Quadro của NVIDIA được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng chuyên nghiệp trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế CAD, và phát triển phần mềm. Ví dụ: Quadro RTX (như RTX 6000, RTX 5000) và Quadro P (như P5000, P4000).
- AMD Radeon Pro Series: AMD cũng cung cấp dòng card đồ họa rời Radeon Pro, dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế và nội dung số. Ví dụ: Radeon Pro W (như W6800, W5700) và Radeon Pro WX (như WX 8200, WX 5100).
Card đồ họa rời dành cho laptop
Card đồ họa rời dành cho laptop hay card dòng M sẽ có hiệu năng hoạt động thấp hơn nhiều lần so với các phiên bản dành cho PC. 1 chiếc card đồ họa rời dành cho laptop có thể thấp hơn 10 ~ 20% về mặt hiệu năng khi được so sánh với phiên bản cùng loại trên PC. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này:
- Card đồ họa rời dành cho laptop thường bị bóp hiệu năng để tối ưu lượng điện năng tiêu thụ.
- Các dòng laptop luôn yêu cầu sự mỏng nhẹ vì vậy không gian hay hệ thống tản nhiệt thường không hiệu quả. Vì vậy khi xảy ra tình trạng quá nhiệt, người dùng có thể dễ dàng thấy hiệu năng thiết bị bị ảnh hưởng rõ rệt.
So sánh card đồ họa rời và card đồ họa tích hợp
Bạn đọc có thể tham khảo bảng so sánh sau giữa hai dòng card đồ họa hiện nay:
So sánh | Card đồ họa tích hợp | Card đồ họa rời |
Hiệu năng | Trung bình. | Cao. |
Điện năng tiêu thụ | Thấp, tiết kiệm pin. | Cao. |
Thiết kế | Nhỏ, tối giản. | Đa dạng kích cỡ lớn – nhỏ |
Khả năng xử lý | Các tác vụ đồ họa nhẹ. | Các tác vụ đồ họa nặng 3D. |
Chi phí | Thấp. | Đa dạng khoảng giá (Thấp – Cao). |
Đối tượng sử dụng | Người dùng phổ thông, nhân viên văn phòng. | Game thủ, nhà thiết kế đồ họa, dựng phim. |
>>> Tham khảo thêm bài viết khác: Gateway là gì? Các chức năng của Gateway.
Cách nhận biết laptop của bạn có card đồ họa rời hay không
Để nhận biết laptop của bạn có card đồ họa rời hay không khá đơn giản. Bạn đọc có thể tham khảo 4 cách nhận biết ngay sau đây:
Nhận biết thông qua tem card màn hình trên thân máy: Hiện nay các thương hiệu Laptop thường dán các loại tem trên thân máy (phía dưới bàn phím) để quảng cáo dòng CPU, công nghệ hay card đồ họa rời được trang bị trên máy. Vì vậy bạn có thể biết laptop của mình có card đồ họa rời hay không bằng cách kiểm tra tem card màn hình trên thân máy.
- Truy vấn bằng lệnh Dxdiag: Dxdiag là câu lệnh giúp người dùng có thể truy vấn cấu hình thiết bị PC hay laptop đang sử dụng, trong đó có thông tin về card đồ họa được trang bị trên thiết bị của bạn. Cách truy vấn khá đơn giản, bạn chỉ cần nhập Dxdiag trong thanh Search bar hoặc trong cửa sổ RUN. Sau khi nhấn Enter, cửa sổ thông tin sẽ xuất hiện và bạn có thể tìm thấy thông tin card đồ họa rời trong tab Display.
- Truy vấn thông tin bằng phần mềm CPU-Z: CPU-Z là phần mềm của bên thứ 3 cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về cấu hình laptop, bao gồm: CPU, Mainboard, bộ nhớ Cache card đồ họa, RAM… Bạn có thể truy vấn hãng sản xuất, mã linh kiện hay xung nhịp xử lý theo thời gian thực của các linh kiện trên. Các thông tin có trong tab Graphics có thể giúp bạn xác định laptop có card đồ họa rời hay không.
- Sử dụng trình quản lý thiết bị Device Manager: Device Manager là trình quản lý linh kiện phần cứng trên Windows. Để truy cập vào công cụ này bạn có thể chuột phải vào My Computer và chọn mục Manage hoặc tổ hợp Windows + X và chọn Device Manager. Trong bảng cài đặt, hãy chọn mục Display Adapters và bạn đã có thể xác định dòng card đồ họa rời có trên laptop đang sử dụng.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về chủ đề card đồ họa rời là gì? Có thể nói Card màn hình rời có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp khả năng xử lý đồ họa mạnh mẽ và tăng cường hiệu suất cho các hoạt động đòi hỏi đồ họa. Bằng cách lựa chọn card đồ họa rời phù hợp, người dùng có thể nâng cao chất lượng chơi game, thiết kế đồ họa và trải nghiệm các bộ phim độ phân giải cao, sắc nét. Nếu bạn đọc vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề trên, liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất!