Chuẩn kết nối không dây Wifi 6 đã được công bố và đi vào hoạt động cuối năm 2020, mang tới những sự nâng cấp cực kỳ mạnh mẽ về hiệu suất truyền tải, công nghệ tích hợp, khả năng xử lý kết nối mật độ cao… Chuẩn Wifi này đã và đang được các thương hiệu thiết bị mạng phát triển và trang bị trên các dòng sản phẩm bộ phát Wifi, cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời cho mọi tác vụ giải trí, công việc của người dùng hiện nay. Trong bài viết ngay sau đây, bạn đọc hãy cùng wifiruckus.com tìm hiểu chi tiết những ưu thế của chuẩn không dây Wifi 6 dưới góc độ của 1 chuyên gia!
Wifi 6 là gì? Những ưu điểm nổi bật của chuẩn Wifi 6 bạn cần biết
Nội Dung Bài Viết
Tổng quan về chuẩn kết nối không dây Wifi 6
Wifi 6 là thuật ngữ tiếp thị được Liên minh Wifi (WFA) đặt cho Tiêu chuẩn IEEE 802.11ax HE. Cho đến cuối năm 2020, tiêu chuẩn IEEE 802.11ax mới được tổ chức IEEE chính thức phê chuẩn và đi vào ứng dụng thực tế. Lúc này, các sản phẩm bộ phát Wifi cũng như các thiết bị thu phát tín hiệu hỗ trợ chuẩn 802.11ax lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào giữa năm 2019.
Đóng vai trò là bản nâng cấp tiếp theo cho tiêu chuẩn kết nối không dây IEEE 802.11ac vào năm 2013, chuẩn 802.11ax (Wifi 6) đã được các thương hiệu thiết bị mạng và nhà cung cấp dịch vụ mạng mong đợi rất nhiều về hiệu suất cũng như việc mở rộng các tính năng công nghệ tối ưu Wifi mới.
Bằng cách sử dụng OFDMA, 1024-QAM và UL/DL MU-MIMO, chuẩn không dây Wifi 6 đã thực sự giải quyết được yêu cầu kết nối số lượng lớn Client tại nhiều mô hình mật độ cao Các thiết bị khách này có thể kể đến như: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cũng như các thiết bị thông minh IoT.
Bằng cách áp dụng các công nghệ tối ưu Wifi mạnh mẽ, chuẩn Wifi 6 đã và đang góp phần nâng cấp hiệu suất tổng thể của các hạ tầng mạng không dây hiện nay. Khả năng truyền tải trở nên hiệu quả hơn mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
>>> Cùng tìm hiểu: So sánh OFDMA và MU-MIMO – Công nghệ nào tốt hơn trên wifi 6
Lịch sử ra đời của các chuẩn Wifi
Bạn đọc có thể tham khảo bảng thông tin sau để có thể nhanh chóng nắm bắt các chuẩn không dây Wifi đã được phát triển và công bố:
Chuẩn Wifi | Chuẩn 802.11 | Chuẩn 802.11b (WiFi 1) | Chuẩn 802.11a (WiFi 2) | Chuẩn 802.11g (WiFi 3) | Chuẩn 802.11n (WiFi 4) | Chuẩn 802.11ac (Wifi 5) | Chuẩn 802.11ax (Wifi 6) | Chuẩn Wifi 6E |
Năm phát hành | 1997 | 1999 | 1999 | 2003 | 2009 | 2013 | 2019 | 2020 |
Tần số | 2.4 GHz | 2.4 GHz | 5 GHz | 2.4 GHz | 2.4/5 GHz | 2.4 GHz
5 GHz |
2.4 GHz
5 GHz |
2.4 GHz
5 GHz 6 GHz |
Tốc độ tối đa | 2 Mbps | 11 Mbps | 54 Mbps | 54 Mbps | 600 Mbps | 1730 Mbps | 600–9608 Mbps | 600–9608 Mbps |
Đâu là những ưu điểm nổi bật của chuẩn Wifi 6 – 802.11ax
Đâu là những ưu điểm nổi bật của chuẩn Wifi 6 – 802.11ax, bạn đọc có thể tham khảo trong phần nội dung ngay sau đây!
Xử lý hiệu quả số lượng lớn kết nối Client cùng lúc
Trong 1 nghiên cứu của Global Web Index vào năm 2017, số lượng thiết bị được kết nối trung bình của mỗi người dùng là 3,2. Với sự bùng nổ của các thiết bị IoT cũng như các thiết bị “Thông minh” có thể đeo được, số lượng thiết bị sử dụng wifi trung bình của mỗi người đã tăng lên tối đa 8 thiết bị. Dự kiến trong năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 15 thiết bị kết nối.
Trong khi một trong số các thiết bị này sẽ sử dụng các tiêu chuẩn mạng di động mới như 5G (khác với Wifi 5 GHz). Vào năm 2018, kết nối Wifi ước tính chiếm khoảng 60% tổng lưu lượng không dây và con số đó dự kiến sẽ tăng lên 64% vào năm 2020.
Vì vậy, các chuyên gia trong ngành tin rằng kết nối không dây Wifi sẽ cùng tồn tại với mạng di động 5G và đóng 1 vai trò quan trọng khi nhu cầu kết nối không dây đã và đang tăng mạnh trong nhiều lĩnh vực.
Với việc mỗi người sử dụng nhiều thiết bị hơn, nhu cầu kết nối trên các kênh hiện có sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Sự gia tăng số lượng thiết bị đồng nghĩa với việc gia tăng sự tranh chấp về thời lượng thu phát sóng. Đây chính là lúc Wifi 6 phát huy tác dụng.
Đa truy cập phân chia tần số trực giao OFDMA
OFDMA là viết tắt của cụm từ: Orthogonal Frequency Division Multiple Access. Đây là phần mở rộng của kiến trúc OFDM ( Ghép kênh phân chia tần số trực giao ) được trang bị trên các chuẩn WiFi 4 và WiFi 5 trước đây.
Để giải thích đơn giản cho bạn đọc cùng hiểu về OFDMA, Wifiruckus.com sẽ lấy 1 ví dụ khá đơn giản với 1 chiếc xe tải giao hàng.
Với Wifi 5, mỗi xe tải chỉ có thể chở một hàng hóa chuyển tới cho một người dùng. Vì vậy, 3 kiện hàng phải sử dụng tới 3 xe tải để có thể hoàn thành. Tuy nhiên, với công nghệ OFDMA có mặt trên Wifi 6, xe tải có thể chở nhiều kiện hàng đồng thời và chuyển tới nhiều người dùng ngay lập tức. Ngoài ra, lịch trình giao hàng có thể được tối ưu hóa về tốc độ và hiệu quả.
OFDMA chia nhỏ kênh truyền tải hiện có thành các phân bổ tần số nhỏ hơn, được gọi là đơn vị tài nguyên (RU). Bộ phát Wifi có thể giao tiếp với nhiều máy khách bằng cách chỉ định chúng cho từng đơn vị RU cụ thể.
Khác với chuẩn Wifi 5 chia các kênh thành 64 sóng mang phụ 312.5 kHz. Tất cả đều được sử dụng để truyền dữ liệu đến một máy khách duy nhất. Bằng cách phân chia các sóng mang này theo phương vuông góc, OFDMA cho phép Wifi 6 có thể chia các kênh thành các đơn vị nhỏ hơn mà không gây ra nhiễu loạn.
Số lượng RU được chỉ định cho mỗi thiết bị Client được xác định bởi các yếu tố như: Thiết bị hạn chế, yêu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS) và kích thước gói. Tính linh hoạt trong việc lập lịch phân phối của OFDMA giúp tăng hiệu quả Airtime của thiết bị wifi.
Mỗi kênh con có thể được sử dụng bởi một thiết bị khác nhau, đồng nghĩa với việc 1 kênh truyền tải có thể truyền dữ liệu tới nhiều Client cùng lúc. OFDMA và MU-MIMO đều là công nghệ không dây quan trọng của chuẩn Wifi 6. Cả 2 công nghệ này đều góp phần tăng cường hiệu quả kết nối mật độ cao cũng như giảm thiểu tối đa độ trễ, đặc biệt tại các khu vực có số lượng kết nối đông đúc.
MU-MIMO
MU-MIMO là cách viết tắt của Multi-User, Multiple Input, Multiple Output. Công nghệ này cho phép thiết bị thu phát tín hiệu Wifi trên nhiều anten hoạt động đồng thời, giao tiếp với nhiều khách hàng cùng lúc. Qua đó, cải thiện thông lượng truyền tải mạng và giảm thiểu tối đa độ trễ.
Hãy thử tưởng tượng MU-MIMO được tạo ra để hỗ trợ các môi trường mà nhiều người dùng đang cố gắng truy cập mạng không dây cùng một lúc. Khi nhiều người dùng bắt đầu truy cập vào thiết bị wifi cùng lúc, tình trạng tắc nghẽn có thể xảy ra khi bộ phát Wifi phục vụ yêu cầu kết nối theo 1 hàng chờ.
Điều này đồng nghĩa với việc, dữ liệu được truyền xong cho người đầu tiên mới tiếp tục đến người thứ 2 và thứ 3… Độ trễ sẽ cực kỳ đáng lo ngại, đặc biệt là những khu vực có mật độ kết nối lớn. Và MU-MIMO giúp giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép nhiều người dùng giao tiếp với bộ phát Wifi mà không bị tắc nghẽn.
Tiêu chuẩn IEEE 802.11ac hay Wifi 5 đã hỗ trợ MU-MIMO tuy nhiên bị giới hạn ở 4 luồng không gian (4×4) chỉ hoạt động trên băng tần 5GHz và không hỗ trợ trên 2.4GHz . Hơn nữa, chuẩn Wifi 5 chỉ hỗ trợ DL MU-MIMO (truyền tải đường xuống).
Chuẩn không dây Wifi 6 – IEEE802.11ax đã có sự nâng cấp vượt trội khi hỗ trợ chuẩn MU-MIMO lên tới 8 luồng không gian, hỗ trợ cả 2 chiều Uplink và Downlink trên cả 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz.
>>> Tìm hiểu MU-MIMO là gì sâu hơn qua bài viết tại đây
Bảo vệ mạng Wifi với chuẩn bảo mật WPA3
WPA2 là chuẩn bảo mật Wifi, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2004 như một giải pháp cải thiện các lỗ hổng bảo mật từ các chuẩn bảo mật cũ là WEP và WPA. Tuy nhiên, lỗ hổng Reinstallation Attacks (KRack) vào mùa thu năm 2017, các chuyên gia mạng nhận rằng cần 1 tiêu chuẩn bảo mật Wifi mạnh mẽ hơn WPA2. Và trong tháng 6 năm 2018, WFA đã cho ra mắt tiêu chuẩn WPA3 thay thế cho WPA2.
Dựa trên những bài học kinh nghiệm trong 13 năm sử dụng WPA2 trước đây, WPA3 đã đưa ra một số thay đổi được thiết kế để khắc phục các sự cố giống KRack đã xảy ra trước đây.
Với chuẩn bảo mật WPA2, phương pháp phổ biến nhất để bảo vệ kết nối các thiết bị với mạng wifi là thông qua việc sử dụng Khóa chia sẻ trước (PSK).
Đối với phiên bản WPA3, phương thức PSK này đã được thay thế bằng một phương thức được gọi là Simultaneous Authentication of Equals (SAE). Trong trình tự xác thực bằng phương pháp WPA2-PSK, có một quy trình được gọi là bắt tay bốn chiều (Fourway handshake), trong đó mỗi bên sẽ gửi dữ liệu được mã hóa theo trình tự. KRAck đã lợi dụng điểm yếu trong cách triển khai này, kẻ tấn công đã đặt lại bộ đếm giữa quá trình. Một khi kẻ tấn công có thể ghi đè lên quá trình mã hóa bằng khóa mã hóa riêng thì tất cả lưu lượng truy cập có thể được giải mã dễ dàng.
Vì vậy, chuẩn SAE đã thay đổi điều này bằng cách thay thế cách bắt tay Way. Thay vào đó, SAE sử dụng “Trao đổi khóa xác thực mật khẩu” (PAKE) có khả năng chống lại KRack
cũng như các cuộc tấn công từ điển ngoại tuyến. Đây là một nâng cấp đáng kể so với giao thức WPA2-PSK trước đây của chuẩn Wifi 5.
Nhìn chung, chuẩn bảo mật WPA3 trên Wifi 6 cung cấp khả năng bảo mật tốt hơn rất nhiều so với WPA2 cho cả người dùng cá nhân cũng như mạng wifi doanh nghiệp. Ngoài ra, WPA3 cũng hỗ trợ tính năng Khung quản lý được bảo vệ (Protected Management Frames – PMF), giúp tăng cường bảo vệ quyền riêng tư. Cơ chế mã hóa được hỗ trợ trên Wifi 6 bao gồm AES 128-bit và AES 192-bit.
Công nghệ điều chế tín hiệu 1024-QAM giúp cải thiện hiệu suất truyền tải
Trong khi chuẩn Wifi 5 (802.11ac) bị giới hạn ở công nghệ điều chế tín hiệu 256-QAM, thì chuẩn Wifi 6 (802.11ax) đã được trang bị tiêu chuẩn cao hơn là 1024-QAM, mang lại hiệu suất truyền tải vượt trội.
Công nghệ điều chế tín hiệu 1024-QAM trên Wifi 6 cho phép mỗi symbol có thể mang theo tới 10 bits so với 8 bits trước đây. Từ đó, tăng tốc độ dữ liệu lên tới 25% (thông lượng) so với chuẩn 256-QAM trên Wifi 5. Phương thức điều chế tín hiệu 1024-QAM cũng đòi hỏi môi trường không dây cần phải đáp ứng được yêu cầu về tỉ lệ SNR (Tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu) cao để thiết bị thu sóng có thể giải điều chế đúng, cụ thể SNR nên cao hơn 34dB.
Cách nâng cấp lên Wifi 6
Để nâng cấp lên Wifi 6, cần đảm bảo thiết bị của bạn phù hợp và tương thích với chuẩn Wifi 6. Trước khi bắt đầu, hãy kiểm tra thiết bị của bạn:
Trên máy tính hoặc điện thoại: Tìm kiếm thông số kỹ thuật của thiết bị, xem có hỗ trợ Wifi 6 (802.11ax) không. Hầu hết thiết bị mới đều tương thích.
Trên Router – Bộ phát Wifi: Kiểm tra nhãn hoặc tìm kiếm trực tuyến thông qua check mã vạch, code… Nếu chỉ thấy 802.11ac, nghĩa là thiết bị chỉ hỗ trợ Wifi 5.
Trên máy tính Windows:
- Mở Command Prompt.
- Gõ netsh wlan show drivers và nhấn Enter.
- Tìm mục “Radio types supported”. Nếu có 802.11ax, máy tính của bạn có hỗ trợ Wifi 6.
Radio types supported chỉ hỗ trợ đến Wifi 5
Trên máy tính Mac: Kiểm tra bản cập nhật phần mềm mới nhất.
Cập nhật trình điều khiển (nếu cần):
- Windows 10 và 11 thường đã hỗ trợ sử dụng Wifi 6.
- Kiểm tra bản cập nhật trình điều khiển trên trang web của nhà sản xuất.
- Có thể sử dụng công cụ cập nhật trình điều khiển tự động.
Có cần thay router mới để dùng được Wifi 6?
Để sử dụng được Wifi 6, bạn cần một router tương thích với tiêu chuẩn này. Nếu thiết bị hiện tại của bạn không hỗ trợ Wifi 6, việc thay thế bằng một router mới là cần thiết để tận dụng hết tiềm năng của công nghệ mới. Tuy nhiên, việc thay router mới không chỉ đơn giản là mua một thiết bị mới mà còn đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng về các yếu tố khác như diện tích, số lượng thiết bị sử dụng internet, và ngân sách cá nhân.
Tuy nhiên, việc thay router mới cũng đồng nghĩa với việc phải đầu tư thêm chi phí. Để quyết định có nên thay router mới để dùng được Wifi 6 hay không, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng internet của mình, khả năng tài chính và các yếu tố kỹ thuật khác.
Khi nào thì cần thay router mới để dùng được Wifi 6? Đầu tiên, nếu bạn là người sử dụng internet chuyên nghiệp, làm việc từ xa hoặc có nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh với cường độ cao, việc sử dụng router hỗ trợ Wifi 6 sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc của bạn. Nếu bạn sống trong một gia đình có nhiều người sử dụng internet cùng một lúc, việc thay router mới để hỗ trợ Wifi 6 sẽ giúp cải thiện trải nghiệm internet cho mọi người trong gia đình.
Tại sao nên sử dụng Wifi 6?
Việc sở hữu một bộ thiết bị Wifi 6 mới có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho việc tận dụng tốc độ Internet của bạn.
Nếu bạn sống trong một ngôi nhà có nhiều người sử dụng Wifi vào tất cả các giờ trong ngày và thường xuyên gặp phải tình trạng kết nối chậm, việc nâng cấp lên Wifi 6 có thể giúp ích rất nhiều. Đặc biệt là khi có nhiều người phát trực tuyến video hoặc sử dụng mạng để chơi game, xem phim, việc giảm nhiễu và độ trễ thấp hơn sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể cho trải nghiệm của tất cả mọi người.
Với những lợi ích mà Wifi 6 mang lại, việc đầu tư vào một bộ định tuyến mới có thể là một quyết định thông minh, đặc biệt là khi bạn muốn tận dụng tối đa tốc độ Internet và cải thiện trải nghiệm kết nối mạng của gia đình.
Top 3 bộ phát Wifi 6 tốt nhất nên mua của Ruckus
Bộ phát Wifi Ruckus R760 Wifi 6
Bộ phát Wifi 6 chuyên dụng Ruckus R760 (901-R760-WW00) được thiết kế đặc biệt để lắp đặt trong nhà với hiệu suất cực cao. Sản phẩm thuộc dòng sản phẩm Indoor Access Point của hãng Ruckus, một phần của tập đoàn CommScope có trụ sở tại Mỹ.
Ruckus R760 được trang bị công nghệ Wifi 6E tiên tiến, giúp cải thiện hiệu suất Wifi từ mức “gigabit” lên thành “đa gigabit”. Với khả năng hoạt động trên 3 băng tần tri-band và hỗ trợ 12 luồng dữ liệu (bao gồm 4×4:4 6GHz, 4×4:4 5GHz, 4×4:4 2.4GHz), Ruckus R760 mang đến trải nghiệm kết nối mạng không dây vô cùng ấn tượng. Các công nghệ OFDMA, TWT và MU-MIMO được tích hợp trên sản phẩm giúp tối ưu hóa tốc độ lên đến 8.35Gbps, nâng cao vùng phủ sóng và hiệu suất sử dụng mạng Wifi.
Không chỉ vậy, Ruckus R760 còn cung cấp khả năng kết nối Wifi đáng tin cậy, an toàn và hiệu suất cực cao cho các doanh nghiệp lớn, địa điểm công cộng, trung tâm hội nghị và các môi trường có mật độ sử dụng mạng cực kỳ cao. Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về kết nối mạng trong các môi trường đa dạng.
Hình ảnh thiết bị bộ phát Wifi Ruckus R760 Wifi 6
Bộ phát Wifi Ruckus R650 Wifi 6
Ruckus R650 là một trong những thiết bị Wifi mới nhất được trang bị công nghệ Wifi 6 (802.11 ax) giúp tăng dung lượng và cải thiện hiệu suất đáng kể. Với tốc độ Wifi tối đa lên đến 2974Mbps, R650 mang đến trải nghiệm Wifi tốc độ cao siêu mượt mà trên mọi tác vụ được yêu cầu.
Với tốc độ 2400Mbps ở tần số 5GHz và 574Mbps ở tần số 2.4GHz, Ruckus R650 đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng internet hiện nay. Đặc biệt, việc sử dụng công nghệ Wifi 6 giúp tối ưu hóa hiệu suất mạng, giảm thiểu tắc nghẽn và đảm bảo kết nối ổn định ngay cả khi có nhiều người dùng cùng lúc.
Ngoài ra, Ruckus R650 còn được trang bị các công nghệ Wifi 6 tiên tiến như OFDMA, MU-MIMO và TWT được cấp bằng sáng chế của Ruckus. Công nghệ OFDMA cho phép truyền dữ liệu đồng thời cho nhiều thiết bị, giúp tối ưu hóa băng thông và giảm độ trễ. Công nghệ MU-MIMO cho phép router gửi dữ liệu đồng thời đến nhiều thiết bị, từ đó cải thiện hiệu suất mạng. Công nghệ TWT giúp điều chỉnh thời gian hoạt động của thiết bị, tiết kiệm năng lượng và gia tăng tuổi thọ pin cho các thiết bị di động.
Hình ảnh thiết bị bộ phát Wifi Ruckus R650
Bộ phát Wifi Ruckus H550 Wifi 6, In Wall
Ruckus H550 là một thiết bị phát Wifi đến từ thương hiệu Ruckus, được thiết kế theo dạng gắn tường. Với công nghệ anten thích ứng BeamFlex + đã được cấp bằng sáng chế của Ruckus, Ruckus H550 cung cấp hiệu năng Wifi 6 mạnh mẽ, phạm vi phát sóng rộng rãi.
Ruckus H550 được trang bị 4 cổng Gigabit Ethernet, cung cấp đường truyền mạng có dây ổn định cho các thiết bị như PC, laptop, IPtv Box, điện thoại IP. Đặc biệt, Ruckus H550 còn cho phép cấp nguồn trực tiếp cho các thiết bị như điện thoại IP, camera IP thông qua cổng PoE Out thụ động 48V, giúp loại bỏ nhu cầu về công tắc và nguồn điện bổ sung phức tạp.
Với khả năng hỗ trợ phát sóng băng tần kép tốc độ cao, Ruckus H550 Wifi 6 cũng khai thác tối đa hiệu năng Zigbee ® và Bluetooth® điện năng thấp. Điều này giúp thiết bị phù hợp với nhiều môi trường sử dụng khác nhau. Ngoài ra, Ruckus H550 có thể được quản lý bởi nhiều nền tảng quản lý như: SmartZone, ZoneDirector, Cloud hoặc Unleashed.
Hình ảnh thiết bị bộ phát Wifi Ruckus H550
Tổng kết
Bài viết đến đây là kết thúc. Hy vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin và kiến thức bổ ích về những ưu điểm của chuẩn không dây Wifi 6 – 802.11ax. Chuẩn Wifi 6 vẫn đang được nhân rộng và triển khai tại nhiều hạ tầng mạng gia đình, doanh nghiệp đa quy mô hiện nay. Trong thời gian tới, Wifi 7 sẽ được công bố, mang tới trải nghiệm kết nối Wifi được đánh giá là Extremely High Throughput – Thông lượng cực cao, vượt xa Wifi 6 cũng như các chuẩn Wifi trước đây. Vì vậy, bạn đọc đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của wifiruckus.com về Wifi 7 sẽ được cập nhật trong thời gian sắp tới!